Mục lục
Đạo lý hiếu kính cha mẹ
Đạo lý hiếu kính cha mẹ đã có từ ngàn xưa, ở nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa trên thế giới. Lễ tri ân cha mẹ cũng đã có từ cổ xưa. Từ thời Hy Lạp cổ đại đã có “Ngày của Mẹ”, đến đầu thế kỷ 20, “Ngày của cha” được hình thành và mau chóng lan tỏa tới nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, nghi thức tôn kính bậc sinh thành dưỡng dục được thể hiện khá phong phú ở từng tôn giáo, vùng miền.

Tri ân báo hiếu
Cổ nhân có câu: “Thiên địa tứ thời xuân tại thủ
Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên”
(Trời đất có bốn mùa, mùa xuân đứng đầu
Con người có trăm hạnh, hạnh hiếu là trên hết)
Từ xa xưa đạo hiếu đã luôn luôn được trân trọng và vun bồi. Trong lịch sử văn hóa á đông chúng ta bắt gặp rất nhiều tấm gương về Hiếu hạnh. Cụ thể như tâm hiếu của Đức Vua Thuấn cảm động đến đất trời, tâm hiếu của đức Mục Kiền Liên cảm động đến mười phương chư Phật và chư Hiền Thánh Tăng…
Ngày nay hiếu hạnh vẫn là một đạo lý cơ bản ở đời. Lễ Vu Lan vào tháng 7 âm lịch hàng năm đã trở thành một thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, nhất là với những gia đình có truyền thống đạo Phật. Tuy nhiên với bổn phận là những người con chúng ta không chỉ đợi đến mùa Vu Lan mới nghĩ về Hiếu hạnh. Mà chúng ta phải luôn tâm niệm Tri ân báo hiếu Cha Mẹ hằng ngày.
Các nghi lễ tâm linh
Tín ngưỡng Phật giáo
Nhiều gia đình ở Việt Nam trước đây định cư lâu năm ở Thái Lan, Lào, sau khi hồi hương về nước đã chịu ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo về lòng hiếu kính cha mẹ từ những quốc gia đó. Bởi vậy, nhiều nhà trong ngày lễ Phật đản, ngoài nghi thức tắm tượng Phật, các con thường lấy những loại hoa tượng trưng cho sức khỏe, trí tuệ, phúc lộc để gội đầu, rửa chân rồi vuốt nhẹ chút nước gội đầu, rửa chân cha mẹ lên tóc của mình với ý nghĩa cầu mong được hưởng những gì tốt đẹp nhất từ cha mẹ. Trong ngày lễ Vu Lan, nhiều người còn tổ chức cúng tế cha mẹ, tổ tiên, thực hiện tục phóng sinh, phát tâm từ thiện theo tín ngưỡng Phật giáo để linh hồn mẹ cha được siêu thoát.
Tín ngưỡng Công giáo
Đối với người Công giáo, đạo hiếu với cha mẹ được ghi chép trong Kinh Thánh, trong Mười Điều Răn (Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ), được tuyên truyền, phổ biến qua hoạt động huấn kinh trong thánh lễ và việc kinh nguyện thường xuyên của người giáo dân… Hoặc khi, con cái đi công tác, làm ăn ở xa trở về, đi công tác được nhận tháng lương đầu tiên cũng về tri ân cha mẹ bằng hình thức như vậy.

Lễ Tri Ân Cha Mẹ
Mùa Vu Lan năm 2022, tập đoàn Ngũ Đức Legend đã thể theo truyền thống tốt đẹp của Cha ông tổ chức buổi lễ tri ân báo hiếu cho các cháu thiếu niên nhi đồng là con em của lãnh đạo, nhân viên, cộng tác viên trong tập đoàn với mục đích giáo dục truyền thống hiếu hạnh cho các cháu. Những mong con cháu luôn biết nhớ về nguồn cội, hiếu kính cha mẹ, tri ân tổ tiên hầu trở thành người công dân tốt góp phần làm cho gia đình, xã hội trở nên Hài hòa – Thịnh vượng – Hạnh phúc.
Buổi lễ đã thành công tốt đẹp và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều niềm xúc cảm cho những người tham dự.
Hiệu ứng của nghi thức Tri Ân Cha Mẹ đã có tác động sâu sắc đến tâm lý các con, các cháu tại Tập đoàn Ngũ Đức Legend. Nhắc nhớ mỗi người luôn luôn xác định phải nỗ lực dưỡng tâm đạo hiếu trở thành cốt cách, đạo lý truyền thống của con người. Sự hiếu thuận là nhân tố duy trì lối sống gương mẫu, thuận hòa, đoàn kết trong mỗi gia đình.
Đồng thời, sự hiếu kính sẽ thúc đẩy con cháu luôn nỗ lực phấn đấu trên con đường công danh sự nghiệp, chú trọng khai sáng trí tuệ để phụng sự mẹ cha… Qua đó, nền tảng vững chắc của mỗi gia đình hạt nhân, sẽ là sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất, tính cố kết cộng đồng xã hội… Để tạo thành nguồn lực phát triển mỗi quốc gia.
Biên tập: Ngũ Đức Legend